THƯ MỜI VIẾT BÀI BÁO VÀ THAM GIA HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN CÂY MÍT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ Ở VIỆT NAM
(Hà Nội, 30 tháng 10 năm 2021)

Diễn giả
Danh sách các diễn giả trình bài tại hội thảo
Chương trình hội thảo
Các mốc thời gian:
Nội dung
Chịu trách nhiệm
Kết nối đại biểu, ổn định tổ chức
Video giới thiệu chung về Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Ban Khoa học Công nghệ
- Ban Tổ chức
- TS. Nguyễn Mai Thơm
Khai mạc hội thảo
- Tuyên bố lý do
- Giới thiệu đại biểu
- Giới thiệu chương trình hội thảo
TS. Nguyễn Mai Thơm
Phiên họp sáng
Chủ trì Hội thảo
- PGS.TS. Phạm Bảo Dương – Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- PGS.TS. Trần Văn Quang – Trưởng Khoa Nông học, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Ban Thư ký Hội Thảo
1. TS. Trịnh Đình Khuyến
2. TS. Vũ Quỳnh Hoa
3. TS. Nguyễn Văn Phương
4 . KS. Đinh Nguyệt Thu
Bài 1: Hiện trạng và giải pháp phát triển cây mít tại các vùng sinh thái của Việt Nam
- PGS.TS. Cao Việt Hà - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Nguyễn Thị Thu Hiền – ĐH Tân Trào, Tuyên Quang
Bài 2: Công tác tuyển chọn giống và các kỹ thuật nhân giống mít hiện nay
ThS. Nguyễn Tuấn Vũ -Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả miền Đông Nam Bộ
Bài 3: Nguồn gen cây mít trên thế giới và ở Việt Nam
TS. Phạm Hùng Cương, Trung tâm Tài nguyên thực vật
Bài 4: Thực trạng và giải pháp trong phát triển bền vững cây mít ở một số tỉnh Tây Nguyên
- TS. Nguyễn Văn Minh
- TS. Nguyễn Ngọc Hữu
Khoa Nông Lâm nghiệp - Trường đại học Tây Nguyên
Bài 5: Thành phần dinh dưỡng trong quả mít và giá trị sử dụng
- PGS.TS. Ninh Thị Phíp - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- ThS. Nguyễn Thị Ngà - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Yên Bái
Chủ trì Hội thảo
- PGS.TS. Phạm Bảo Dương – Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- PGS.TS. Trần Văn Quang – Trưởng Khoa Nông học, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Ban Thư ký Hội Thảo
1. TS. Trịnh Đình Khuyến
2. TS. Vũ Quỳnh Hoa
3. TS. Nguyễn Văn Phương
4 . KS. Đinh Nguyệt Thu
Bài 6: Mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ trái mít trên thế giới và ở Việt Nam
PGS.TS. Bùi Thị Nga - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Bài 7: Hiện trạng sản xuất mít tại huyện ngọc lặc, tỉnh Thanh Hóa/ Hiện trạng và một số vấn đề quan tâm trong phát triển cây mít
- KS. Phan Thị Hà – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Ngọc Lặc
- ThS. Nguyễn Qunag Huy – Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT
Bài 8: Khai thác sáng chế trong thu hái, bảo quản và chế biến mít tại Việt Nam
TS. Nguyễn Hữu Xuyên Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ, Bộ KH&CN
Bài 9: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ghép nhân giống mít đặc sản địa phương
- TS. Nguyễn Mai Thơm - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Ông Đặng Quang Thanh – Công ty XNK NS cây giống, tỉnh Bến tre
Bài 10: Một số quy trình công nghệ chế biến các sản phẩm từ mít
PGS.TS. Trần Thị Lan Hương, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Phát biểu bế mạc của lãnh đạo học viện
PGS.TS. Phạm Bảo Dương
báo cáo tham luận
Hiện trạng và giải pháp phát triển cây Mít tại các vùng sinh thái của Việt Nam
Tóm tắt: Cây Mít (Artocarpus heterophyllus) là cây quả phổ biến ở tất cả các vùng sinh thái của Việt Nam. Hiện tại mít đang được phát triển mạnh ở các tỉnh phía nam tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2020 diện tích mít toàn quốc đã là 59.705 ha, tăng 2,9 lần so với năm 2017. Sự phát triển quá nhanh của cây mít không theo quy hoạch vùng trồng có thể dẫn tới tình trạng mất cân bằng giữa “cung” và “cầu”, phát triển trên cả những khu vực không thích hợp về đất đai dẫn tới gia tăng chi phí sản xuất, giảm năng suất và chất lượng sản phẩm...
Download
TS. Cao Việt Hà - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Công tác tuyển chọn giống và các kỹ thuật nhân giống mít hiện nay
Tóm tắt: Mít là loại cây trồng phổ biến tại Việt Nam, những năm qua diện tích trồng và sản lượng mít không ngừng gia tăng, từ diện tích 26.174 ha và sản lượng 307.534 tấn (2018) lên 42.833 ha và sản lượng đạt 430.306 tấn (2020). Các giống mít được trồng nhiều là Siêu Sớm, Lá Lớn (Lá Bàng), Viên Linh, mít nghệ và một số giống khác như mít ruột đỏ, mít Ấn Độ, mít trái dài Malaysia…
Download
ThS. Nguyễn Tuấn Vũ - Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả miền Đông Nam Bộ
Giá trị của cây Mít trong đời sống và tâm linh của người việt
Tóm tắt: Trồng Mít, vừa là một cách làm kinh tế góp phần tăng thu nhập, giữ bản sắc văn hóa, vừa làm đẹp cho cảnh quan, cải thiện môi trường. Những nghiên cứu gần đây của nhiều tác giả đã khẳng định vai trò và giá trị của cây Mít. Trong bản tham luận này sẽ phân tích rõ hơn giá trị sử dụng các sản phẩm từ cây Mít trong đời sống và tâm linh của người Việt Nam...
Download
PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huệ - Hội Giống Cây trồng Việt Nam
Thực trạng và giải pháp trong phát triển bền vững cây Mít ở một số tỉnh Tây Nguyên
Tóm tắt: Tây nguyên có tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp hơn 2,4 triệu ha, trong đó trên 94.000 ha trồng cây ăn quả. Ngoài các loại cây chủ lực cho hiệu quả kinh tế cao như Sầu riêng và bơ, trong những năm trở lại đây diện tích trồng cây mít đang mở rộng và giá bán mít ngày càng cao, góp phần đáng kể trong việc tăng thu nhập cho người nông dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số...
Download
TS. Nguyễn Văn Minh
Khoa Nông Lâm nghiệp - Trường đại học Tây Nguyên
Nguôn gen cây Mít trên thế giới và ở Việt Nam
Tóm tắt: Mít (Artocarpus heterophyllus) là cây ăn quả quan trọng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới được cho rằng có nguồn gốc xuất xứ ở Ấn Độ, Malaysia và Bangladesh được thuần hóa khoảng 700-1300 năm Trước Công Nguyên. Chi Artocarpus có khoảng 60 loài cây thân gỗ phân bố trong khu vực Đông Nam Á và các đảo thuộc Thái Bình Dương. Chi Mít thường được chia thành hai chi phụ gồm Artocarpus và Pseudojaca dựa vào đặc điểm lá và quả, có tác giả lại chia chi Mít thành Artocarpus và Duricarpus...
Download
TS. Phạm Hùng Cương, Trung tâm Tài nguyên thực vật
Thành phần dinh dưỡng trong quả mít và giá trị sử dụng
Tóm tắt: Cây mít là cây ăn quả được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam cây mít được trồng từ ngàn đời nay, là cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, trong quả mít có chữa nhiều đường, Protein, axit amin, Vitamin A, Vitamin C, các chất khoáng vi lượng và chất xơ, được sử dụng rộng rãi chế biến các loại thực phẩm (mít sấy, mít xào, sữa chua mit, mít muối chua…) và có giá trị bảo vệ sức khoẻ (có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, ổn định hệ tiêu hoá, thần kinh, tốt cho tim mạch…)...
Download
PGS.TS. Ninh Thị Phíp, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ghép nhân giống mít đặc sản địa phương
Tóm tắt: Ở Việt Nam có nguồn gen mít Dai và mít Mật có chất lượng cao hiện đang được trồng tự phát, chưa được quan tâm phát triển nguồn gen quý này theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong khi đó, trồng bằng hạt nguồn gen bị phân ly khó duy trì đặc tính cây mít...
Download
TS. Nguyễn Mai Thơm – Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ trái Mít trên thế giới và ở Việt Nam
Tóm tắt:
Download
PGS.TS. Bùi Thị Nga – Khoa Kế toán và QTKD - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
TS. Nguyễn Hữu Xuyên – Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ, Bộ KH&CN
Tóm tắt: Mít là loại cây trồng dễ tính, nhiệt độ thích hợp cho cây mít sinh trưởng và phát triển từ 20 – 32 oC. có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, đất trồng phải cao ráo có tầng canh tác sâu, tầng đất dày ít nhất 1 m, có mực nước ngầm thấp dưới 1 m, thoát nước tốt, ở những vùng đất thấp khi trồng phải lên liếp, pH đất thích hợp từ 5 - 7,5. Mít chịu được đất mặn ở mức trung bình...
Download
TTS. Lê Tất Khang – Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng - Bộ Khoa học và Công nghệ
Một số quy trình công nghệ chế biến các sản phẩm từ Mít
Tóm tắt: Mít (Artocarpus heterophyllus L.) là cây trồng quen thuộc ở các vùng có khí hậu nhiệt đới. Tất cả các bộ phận của cây mít như thân, lá, nhựa, quả, hạt…đều được con người sử dụng. Quả mít giàu các chất dinh dưỡng như carbohydrate, chất xơ, vitamin và khoáng chất...
Download
PGS.TS. Trần Thị Lan Hương, Khoa CNTP, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Hiện trạng và một số vấn đề quan tâm trong phát triển cây Mít
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, sản xuất cây ăn quả nước ta có bước phát triển khá toàn diện, liên tục tăng trưởng cả về diện tích, sản lượng, phục vụ tốt nhu cầu tiêu thụ nội địa và gia tăng xuất khẩu; đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập, làm giàu cho nông dân tại nhiều vùng địa phương trong cả nước...
Download
ThS.Nguyễn Quang Huy - Cục Trồng trọt